Các vụ tiền trấn Vụ_phun_trào_núi_Vesuvius_năm_79

Ngày cuối cùng của Pompeii - tranh của Karl Bryullov tại bảo tàng Nga, Sankt-Peterburg

Vụ phun trào năm 79 sau Công nguyên đã xảy ra sau một trận động đất lớn mười bảy năm về trước vào ngày 5 tháng 2 năm 62 sau Công nguyên, gây ra sự tàn phá lan rộng quanh Vịnh Naples, và đặc biệt là ở Pompeii.[3] Một số thiệt hại vẫn chưa được tu sửa khi núi lửa phun trào.[4] Cái chết của 600 con cừu do "không khí nhiễm độc" ở vùng lân cận của Pompeii, được ghi chép lại bởi Seneca Trẻ, khiến nhà nghiên cứu núi lửa Haraldur Sigurðsson so sánh chúng với những cái chết tương tự của cừu tại Iceland do khí carbon dioxide núi lửa gây ra và suy đoán rằng trận động đất vào năm 62 có liên quan đến các hoạt động trong lòng núi lửa Vesuvius.[5]

Một trận động đất nhỏ hơn đã diễn ra vào năm 64; sự kiện này đã được Suetonius ghi lại trong cuốn tiểu sử về Nero của ông,[6] và bởi Tacitus trong cuốn Biên Niên Sử bởi vì ​​nó diễn ra đúng dịp Nero lần đầu tiên biểu diễn tại một nhà hát công cộng ở Napoli.[7] Suetonius có chép rằng hoàng đế biểu diễn qua cả cơn động đất cho đến khi ông hát xong, trong khi Tacitus ghi rằng nhà hát sụp đổ ngay sau khi được sơ tán.

Người La Mã đã quen với những cơn động đất nhỏ trong khu vực; nhà văn Pliny Trẻ có viết rằng chúng "không đáng báo động vì chúng thường xuyên xảy ra ở Campania". Các cơn động đất nhỏ đã xảy ra trong khoảng bốn ngày trước khi núi lửa phun trào, trở nên thường xuyên hơn,[4] nhưng không ai để ý hay quan tâm đến lời cảnh báo này.[8]

Bản chất của vụ phun trào

Các bản phục dựng của vụ phun trào và ảnh hưởng chi tiết của nó khác nhau đáng kể tùy vào giả thuyết nhưng có cùng chung một điểm tổng thể. Vụ phun trào kéo dài trong hai ngày. Buổi sáng của ngày đầu tiên được coi là bình thường dựa trên tài liệu duy nhất còn sót lại của nhân chứng duy nhất, Pliny Trẻ, người lúc đó đang ở Misenum, phía bên kia của Vịnh Napoli cách ngọn núi lửa 29 km (18 dặm), điều này đã ngăn ông nhận ra những dấu hiệu ban đầu của vụ phun trào. Ông đã không có bất kỳ cơ hội nào, trong hai ngày tiếp theo, để phỏng vấn với những người đã chứng kiến ​​vụ phun trào từ Pompeii hoặc Herculaneum (trên thực tế ông chưa từng đề cập đến Pompeii trong thư của mình), do vậy ông sẽ không thể nhận ra sớm hơn, những vết rạn nứt nhỏ, các cột tro tàn và khói phát ra trên núi, nếu những thứ như vậy có xảy ra vào sáng sớm.

Khoảng 1 giờ chiều, núi Vesuvius phun trào dữ dội, phun ra một cột cao độ từ đó tro và đá bọt bắt đầu rơi xuống, phủ kín các khu vực lân cận. Cuộc giải cứu và di tản diễn ra trong khoảng thời gian này. Trong đêm hoặc đầu ngày hôm sau, các dòng chảy mạt tro núi lửa bắt đầu tràn xuống. Ánh sáng nhìn thấy trên núi được hiểu là các đám cháy. Những người ở xa tận Misenum cũng phải di tản. Dòng chảy rất nhanh, dày đặc và rất nóng, phá hủy toàn bộ hoặc một phần tất cả những thứ gì cản đường chúng, thiêu hủy hoặc làm nghẹt thở những người dân bị bỏ lại và làm thay đổi cảnh quan, bao gồm cả đường bờ biển. Những đợt phun trào này được đi kèm với những cơn chấn động nhẹ và sóng thần thấp tại Vịnh Naples. Đến tối ngày thứ hai, vụ phun trào kết thúc, chỉ còn lại sương mù trong bầu không khí khiến cho ánh sáng ban ngày trở nên yếu ớt.

Pliny Trẻ có thuật lại về vụ phun trào:

Những ngọn lửa khổng lồ đang thắp sáng nhiều phần của Vesuvius; ánh sáng và độ chói của chúng càng sống động hơn trong bóng tối của màn đêm... bây giờ là ánh sáng ban ngày ở những nơi khác trên thế giới, nhưng ở đó bóng tối tối hơn và dày hơn bất kỳ đêm đen nào.[9].[9]

Nghiên cứu địa tầng

Sigurðsson, Cashdollar và Sparks đã thực hiện một nghiên cứu địa tầng chi tiết về các lớp tro, dựa trên các cuộc khai quật và khảo sát, được công bố vào năm 1982. Kết luận của họ là vụ phun trào Vesuvius năm 79 diễn ra theo hai giai đoạn, kiểu Vesuvius và Pelean luân phiên sáu lần. [10]

Đầu tiên, vụ phun trào kiểu Plinia, bao gồm một cột mảnh vụn núi lửa và khí nóng phun lên khoảng 15 km đến 30 km vào tầng bình lưu, kéo dài mười tám đến hai mươi giờ và tạo ra một đống đá và tro tàn di chuyển về phía nam của ngọn núi lửa, lớp tro tích tụ sâu đến 2,8 m tại Pompeii.

Sau đó, trong giai đoạn phun trào Pelean, những đợt dòng chảy mạt sắt và khí nóng lan tỏa trên mặt đất, đến tận Misenum, tập trung ở phía tây và tây bắc. Hai đợt mạt tro núi lửa đã nhấn chìm Pompeii, đốt cháy và làm ngạt bất kỳ sinh vật nào còn sót lại phía sau. Herculaneum và Oplontis hứng chịu đợt mạnh nhất và bị chôn vùi dưới các lớp mạt núi lửa, đá bọt vụn và các mảnh dung nham. Các đợt 4 và 5 được các tác giả tin rằng là đã phá hủy và vùi lấp hoàn toàn Pompeii.[11] Các đợt mạt tro được xác định bởi các kiểu dạng cồn cát và thềm chéo, không được tạo ra bởi các loại bụi kế tiếp.

Vụ phun trào chủ yếu là do dung nham mạch nước (phreatomagmatic), trong đó năng lượng chính hỗ trợ các cột núi lửa nổ bắt nguồn từ hơi thoát ra từ nước biển thấm qua các đứt gãy nằm sâu trong khu vực, tiếp xúc với magma nóng.

Thời gian của các vụ nổ

Trong một bài báo xuất bản năm 2002, Sigurðsson và Casey đã kết luận rằng một vụ nổ đầu tiên đã tạo ra một đám mây cột tro và đá bọt trút xuống Pompeii ở phía đông nam nhưng không xuất hiện trên Herculaneum, nơi ngược chiều gió.[12] Sau đó, đám mây sụp đổ khi khí núi lửa dày đặc lại và mất khả năng hỗ trợ các thành phần rắn của chúng.

Các tác giả cho rằng vụ mưa tro đầu tiên được hiểu là xảy ra vào sáng sớm, vụ nổ với tiếng động nhỏ không nhìn thấy từ Misenum, khiến Rectina gửi tin nhắn của mình trong chuyến đi vài giờ quanh Vịnh Napoli, sau đó có thể qua được, đưa ra câu trả lời đến nghịch lý về cách người đưa tin có thể xuất hiện một cách kỳ diệu tại biệt thự của Pliny ngay sau một vụ phun trào phía xa ngăn cản ông ta.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ_phun_trào_núi_Vesuvius_năm_79 http://ancient-literature.com/rome_pliny_epistulae... http://www.bartleby.com/9/4/1065.html http://www.sacred-texts.com/cla/tac/a15020.htm http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.archaeology.co.uk/cwa-2/world-features/... http://www.bbc.co.uk/history/ancient/romans/pompei... https://web.archive.org/web/20120308100010/http://... https://www.webcitation.org/6AHFhUEen?url=http://w...